Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Sự kiện “nóng” toàn khu vực

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á là sự kiện thể thao có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực Đông Nam Á. Mỗi lần giải đấu này khởi tranh, người hâm mộ lại được hòa trong không khí “rực lửa” trên sân. Nếu bạn là fan hâm mộ của môn thể thao vua thì hãy xem ngay những thông tin thú vị về giải đấu ngay dưới đây nhé!

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á tổ chức mấy năm một lần?

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) được tổ chức thường niên 2 năm 1 lần. Đây là giải bóng đá nam có quy mô lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Mỗi đội bóng tham gia giải đấu này đại diện cho một quốc gia trong khu vực.

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á tổ chức hai năm một lần
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á tổ chức hai năm một lần

Trải qua nhiều vòng đấu, các đội bóng sẽ so tài với nhau để tìm ra chủ nhân của chiếc cúp vô địch. Theo thông lệ, giải đấu AFF Cup được tổ chức vào các năm chẵn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nên giải đấu được dời lịch thi đấu.

Năm 2006, Đại hội thể thao châu Á lần thứ 15 tổ chức tại Qatar. Vì vậy, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á quyết định dời giải đấu AFF Cup sang năm 2007. Đến năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nên giải đấu AFF Cup được chuyển sang tổ chức vào năm 2021.

Giải bóng đá AFF Cup tổ chức từ khi nào?

Vào năm 1996, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á được tổ chức lần đầu. Trong mùa giải đầu tiên này, AFF Cup có sự tham gia của 10 đội bóng đến từ 10 quốc gia khác nhau. Trận chung kết của giải đấu này là cuộc đối đầu giữa đội tuyển Thái Lan và Singapore. Kết quả chung cuộc là đội tuyển Thái Lan giành chiến thắng với tỷ số 1-0.

Giải bóng đá AFF Cup đã trải qua hơn hai thập kỷ
Giải bóng đá AFF Cup đã trải qua hơn hai thập kỷ

Kể từ thời điểm đó cho đến nay, giải đấu AFF Cup vẫn được Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á duy trì tổ chức. Vào năm 2016, giải đấu này đã được Liên đoàn bóng đá quốc tế xếp hạng vào mục giải đấu hạng A. Đồng thời, thành tích thi đấu của các đội bóng ở giải đấu này được tính điểm và ảnh hưởng đến thứ hạng FIFA.

Quy định về số lượng đội bóng tham dự AFF Cup

Trước đây, theo quy định của Liên đoàn bóng đá châu Á, vòng chung kết AFF Cup có sự tham dự của 8 đội bóng mạnh nhất. Cho đến mùa giải AFF Suzuki Cup 2018, tổng số đội bóng tham dự giải đấu này đã tăng lên con số 11. Đó là: Việt Nam. Thái Lan, Brunei, Indonesia, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Singapore, Philippines, Lào, Đông Timor.

Đội bóng của các quốc gia Đông Nam Á tham dự AFF Cup
Đội bóng của các quốc gia Đông Nam Á tham dự AFF Cup

Tuy nhiên, ở một số mùa giải vẫn có đội bóng rút lui vì lý do riêng nên làm thay đổi về tổng số các đội bóng tham dự giải đấu. Trong số 11 đội tham dự vòng loại, 9 đội bóng có thành tích cao theo BXH của FIFA sẽ được vào thẳng vòng chung kết. Còn đội bóng xếp thứ 10 và 11 sẽ cùng nhau tranh tài ở vòng play-off. Đội bóng nào có điểm số cao hơn sẽ bước vào vòng chung kết với 9 đội bóng còn lại.

Từ năm 2014, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã kết nạp thêm Úc là thành viên chính thức. Tuy nhiên, đội bóng này xin không tham dự AFF Cup. Lý do được đưa ra là AFF Cup không thuộc hệ thống thi đấu chính thức của FIFA. Đông thời, đội tuyển Úc có thành tích vượt trội hơn nhiều so với các đội bóng còn lại nên khó đảm bảo công bằng trong quá trình thi đấu.

Giải bóng đá AFF Cup thi đấu theo thể thức nào?

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á quy định chi tiết về thể thức thi đấu. Các đội bóng tham dự vòng chung kết sẽ được chia thành 2 bảng đấu theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Mỗi đội bóng thi đấu 4 trận bao gồm 2 trận lượt đi và 2 trận lượt về. Các trận đấu luân phiên nhau diễn ra trên sân nhà và sân khách.

Như vậy, điểm số của mỗi đội sẽ được xác định sau 4 lượt trận thi đấu. Hai đội bóng có thành tích nhất ở mỗi bảng sẽ giành tấm vé tiến vào vòng bán kết. Ở vòng đấu này, 4 đội bóng tiếp tục thi đấu 1 trận lượt đi và 1 trận lượt về để xác định 2 đội bóng bước vào trận chung kết.

AFF Cup quy định rõ ràng về thể thức thi đấu
AFF Cup quy định rõ ràng về thể thức thi đấu

Để đảm bảo công bằng cho các đội bóng, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã cân nhắc đến việc sử dụng công nghệ VAR. Đây là kỹ thuật hỗ trợ trọng tài nắm bắt chính xác các tình huống trên sân nhờ video quay chậm. Trong những trường hợp gây tranh cãi, trọng tài sẽ theo dõi lại diễn biến của trận bóng bằng công nghệ VAR rồi đưa ra quyết định chính xác.

Lời kết

Những thông tin thú vị về giải vô địch bóng đá Đông Nam Á đã được chúng tôi tổng hợp trên đây. Chất lượng của giải bóng đá này ngày càng được nâng cao với các trận đấu vô cùng kịch tính. Hãy truy cập Kubet77 mỗi ngày để không bỏ lỡ những tin tức quan trọng về môn thể thao vua nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *