Doping là gì? Tại sao trong bóng đá lại cấm doping?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những trưởng hợp cầu thủ bóng đá bị phạt do sử dụng doping trong thi đấu. Vậy, bạn đã biết doping là gì chưa? Nếu chưa hiểu rõ về chất này và vì sao lại bị cấm trong bóng đá, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giải nghĩa: Doping là gì?

Doping là gì? Đây là thuật ngữ chung để chỉ các chất kích thích bị cấm sử dụng trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung. Các chất này thường chứa hormone tăng trưởng, steroid, chất kích thích và các chất có khả năng giảm đau, giảm mệt mỏi.

Doping là thuật ngữ chỉ các chất cấm trong bóng đá
Doping là thuật ngữ chỉ các chất cấm trong bóng đá

Hiện nay, doping được chia thành 3 loại phổ biến là:

  • Doping máu: Dạng doping này gồm các chất kích thích như Erythropoietin, Darbopoetin,… Các chất này hỗ trợ lưu thông oxy qua hồng cầu, đẩy mạnh sự tuần hoàn máu. Qua đó, giúp cơ bắp được tăng cường sức mạnh và tốc độ.
  • Doping cơ: Bao gồm các chất có tác dụng sản sinh ra hormone để tăng sức mạnh của cơ bắp như hormone peptip, EPO,…
  • Doping thần kinh: Các chất kích thích có khả năng ngăn chặn sự điều khiển và phản hồi của nơron thần kinh cơ bắp lên não. Ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái mệt mỏi nhất, khi có các chất kích thích vẫn có thể tăng khả năng hoạt động của cơ.

Một số thực phẩm/thảo dược có chứa hàm lượng doping nhất định là: thịt có tiếp xúc với clenbuterol, hạt sen, cam thảo, axit sunfuric và cafein trong nước giải khát Red Bull,…

Những biến chứng của doping – Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Khi tìm hiểu doping là gì, chắc chắn bạn không thể bỏ qua những tác hại của các chất kích thích này. Điều này sẽ lý giải tại sao doping lại bị cấm trong bóng đá.

Tác hại với sức khỏe

Các tác hại dễ thấy mà doping gây ra cho sức khỏe là:

  • Làm yếu cơ, to các đầu chi: Mặc dù doping có thể sản sinh ra hormone, giúp cơ thể luôn dẻo dai, bền bỉ nhưng về lâu dài, các chất này có khả năng gây ra biến chứng yếu cơ, phình to các đầu ngón tay, ngón chân. Nặng hơn là cầu thủ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn, biến đổi hormone giới tính: Theo nghiên cứu, doping làm tăng nội tiết tố nam. Như vậy, trong trường hợp vận động viên nữ sử dụng có thể gây rối loạn/biến đổi hormone giới tính, có xu hướng bị nam hóa. Các biểu hiện chính là giọng nói trầm, nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt. Ngược lại, nam giới cũng có thể bị nữ giới hóa như teo tinh hoàn, chất lượng tinh trùng bị suy giảm,…
  • Gây hội chứng run rẩy: Có nghiên cứu chỉ ra rằng doping có thể khiến người dùng gặp hội chứng run chân tay, thường xuyên bị hồi hộp, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
  • Gây suy tim, thận: Doping có thể làm cơ thể bị tích muối, dẫn đến các tác động xấu cho nội tạng. Người lạm dụng doping có thể bị suy thận, suy gan, ung thư gan,…
Doping là gì và gây ra các biến chứng như thế nào?
Doping là gì và gây ra các biến chứng như thế nào?

Tác hại trong bóng đá

Không phải tự nhiên doping lại bị cấm trong bóng đá và từ khóa doping là gì lại được tìm kiếm nhiều như vậy. Từ những mặt lợi và mặt hại mà các chất kích thích này mang lại, có thể thấy, hại nhiều hơn lợi. Không chỉ với sức khỏe người dùng mà doping còn tác động, làm ảnh hưởng nhiều đến bóng đá.

Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung đòi hỏi sức bền cũng như kỹ năng của các vận động viên. Khi một số cá nhân sử dụng doping khiến cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn bình thường. Điều này khiến cho trình độ thật sự bị che giấu, gây cạnh tranh không công bằng đối với các vận động viên khác.

Doping gây mất tính công bằng trong thể thao
Doping gây mất tính công bằng trong thể thao

Vì doping là chất cấm trong bóng đá. Có không ít trường hợp cầu thủ đã sử dụng các chất này trước khi ra sân và bị phát hiện. Khi bị phát hiện, chính họ đã tự tay hủy hoại đi sự nghiệp của mình.

Ngoài ra, việc sử dụng doping còn làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện thi đấu bóng đá. Các chất này có thể khiến cầu thủ bị sai lệch trong nhận thức và thực hành.

Luật của FIFA về doping

FIFA là tổ chức quản lý bóng đá thế giới, chính vì vậy các quy định do FIFA đưa ra thường sẽ được áp dụng chung cho hầu hết các giải đấu bóng đá. Tổ chức này quy định, các cầu thủ phải tham gia kiểm tra doping thường xuyên và không có báo trước. Khi phát hiện cầu thủ sử dụng chất cấm, họ sẽ phải đối diện với những hình phạt và bị cấm thi đấu trong khoảng thời gian nhất định.

Các hình phạt của FIFA với cầu thủ sử dụng doping là:

  • Lần đầu vi phạm, cầu thủ bị cấm thi đấu trong thời gian tối đa là 4 năm. Đồng thời, bị phạt tiền lên đến 5 triệu USD. Trường hợp không cố ý sử dụng, mức phạt tối đa là 2 năm.
  • Các vi phạm sau lần đầu có thể khiến cầu thủ bị cấm thi đấu vĩnh viễn và chịu mức tiền phạt tương ứng với số lần vi phạm.
    Không chỉ các cầu thủ, ngay cả đội bóng có người sử dụng doping cũng sẽ bị phạt. Các hình phạt như trừ/mất điểm, mất quyền tham dự giải đấu, cấm thi đấu các giải quốc tế,…
Có nhiều hình phạt khác nhau cho vận động viên sử dụng doping
Có nhiều hình phạt khác nhau cho vận động viên sử dụng doping

Tóm lại, doping là chất cấm và FIFA có những hình phạt rất nghiêm khắc đối với cầu thủ sử dụng chúng. Vì vậy, thông qua những thông tin doping là gì được Kubet77 tổng hợp phía trên có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về chất này. Nếu bạn đam mê bóng đá và muốn theo đuổi bộ môn này, tốt nhất nên tránh xa những chất này khi tham gia thi đấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *